Phương pháp Montessori trong dạy tiếng anh cho trẻ em
Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục tiếp cận với trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện 5 mặt: Nhận thức, Thể chất, Ngôn ngữ (Tiếng anh trẻ em), Tình cảm - Xã hội và Thẩm mỹ cho các bé từ 2,5 đến 6 tuổi.Đây là một cách để nhìn nhận và thấu hiểu thế giới trẻ thơ, và cũng là một cách nhìn tổng thể về sự phát triển và học hỏi của trẻ như thế nào, điều này đã được chuyển thành một phương pháp giáo dục có hệ thống dựa trên những nghiên cứu khoa học cụ thể.
Phương pháp giáo dục Montessori đã gặt hái được khá nhiều sự thành công khi có những phát triển không ngừng trong hơn 70 năm qua. Phương pháp giáo dục này đã được sử dụng hiệu quả với trẻ em, từ các trường hợp trí óc chậm phát triển, có những khuyết tật trên cơ thể đến những trường hợp phát triển bình thường và ngay cả với những trường hợp có khả năng tự nhiên đặc biệt trên khắp thế giới.
Lịch sử
Phương pháp giáo dục Montessory được phát triển do bà Maria Montessory (1870-1952) một bác sĩ nhi và cũng là một nhà tâm lý sáng lập năm 1907 tại Italy. Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Năm 1907 bà bắt đầu sự nghiệp là nhà giáo dục khi bà được mời tổ chức một ngôi trường trong khu tái định cư ổ chuột khu vực San Lorenzo, Italia. tiếng Ý gọi là "Casa de Bambini" với 50 trẻ em . Bà nhận thấy rằng những trẻ em mà mọi người chẳng bao giờ có chút hy vọng thành công, lại là những trẻ học tập có tiến triển rất nhanh trong việc học tập trong khi các em làm việc độc lập trong những khu vực danh riêng cho các em. Bà đã phát triển nhiều chất liệu khác nhau nhằm cho phép các trẻ phát triển các kỹ năng thể lý, kỹ năng thần kinh, trong khi vẫn duy trì một mức tự chủ cao độ.
Trong giai đoạn này bà đã quan sát thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan. Từ đó, Montessori tiếp tục phát triển những sự trợ giúp dạy học chuyên biệt được dùng cho những trẻ trong môi trường thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phaỉ đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.
Đây là một cách rất tốt để giúp các nhà giáo dục và các ông bố bà mẹ nhìn nhận và tìm hiểu thế giới trẻ thơ. Đây là một cách nhìn tổng thể về sự phát triển và tiến trình học hỏi của trẻ như thế nào, những điều trên đã được chuyển thành một phương pháp giáo dục có hệ thống dựa trên nghiên cứu khoa học cụ thể của bà Maria Montessori.Phương pháp này đã gặt hái được thành công sau khi đã trải qua sự phát triển không ngừng trong hơn 70 năm qua và phương pháp giáo dục này đã được sử dụng hiệu quả trong việc giáo dục đối với các em ở dạng trí óc chậm phát triển, tật nguyền cơ thể cho đến những trường hợp phát triển bình thường và trường hợp có những khả năng tự nhiên đặc biệt trên khắp thế giới.
Triết lý
"Thông qua sự tương tác của trẻ với môi trường, thông qua hoạt động của đôi bàn tay, thông qua sự hoàn toàn tự động của trẻ hấp thu các khía cạnh đạo đức, xã hội, văn hoá, tri thức về thế giới quanh trẻ và thông qua sự hoàn toàn độc lập của trẻ, trẻ sẽ phát triển bản thân, phát triển cá thể riêng biệt của mình." Dr. Maria Montessori
Chương trình học Montessori ( hiện nay được áp dụng trên hơn 5.000 trường học ở Mỹ và Canada) nhấn mạnh tầm quan trọng và mối liên hệ giữa tất cả các vật thể sống, và nhu cầu của mỗi con người trong việc tìm được một công việc ý nghĩa cũng như một chỗ đứng cho riêng mình trong thế giới này. Học sinh theo chương trình này sẽ được học về các văn hoá khác nhau, động vật, thực vật cùng với các kỹ năng tập đọc, ngôn ngữ và các toán học. Giáo viên - hoặc còn gọi là "Người hướng dẫn" – đóng vai trò chỉ bảo cho từng trẻ, dựa vào khả năng thực của trẻ. Các chương trình học của Montessori khuyến khích trẻ có tính độc lập. Trẻ luôn luôn hỏi và nêu ý kiến nếu chúng muốn thử một hoạt động mới, nếu trẻ cần giúp đỡ hoặc nếu chúng cảm thấy chưa sẵn sàng. Sự hướng dẫn ở đây còn liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình - mối liên kết giữa giáo viên-học sinh-phụ huynh cần được chăm nuôi cẩn thận.
Montessori coi trọng hai năng lực nội sinh cho sự phát triển của một đứa trẻ là: Quá trình nhận biết và Khả năng nhận thức. Ba lĩnh vực mà Phương pháp Montessori nhằm tới sự phát triển tổng thể tính cách của trẻ là sự vận động của cơ thể, kích thích giác quan và các phát huy hoạt động trí tuệ.
Phương pháp Montessori được dựa vào những điểm thiết yếu là:
- Trẻ em cần nhận được sự trân trọng của người lớn như những cá thể riêng biệt.
- Trẻ em có một sự nhạy cảm đặc biệt kèm theo khả năng trí tuệ để tiếp thu và học hỏi từ môi trường bên ngoài mà không giống như của người lớn cả về năng lực và cấp độ.
- Sáu năm đầu đời của trẻ là khoảng thời gian quan trọng nhất tạo tiền đề cho sự phát triển sau này khi mà từ việc học mà chơi , chơi mà học trẻ sẽ dần dần hình thành thói quen học tâp nghiêm túc.
- Trẻ nhỏ có niềm ham mê khám phá ngay từ khi còn rất nhỏ nên chúng cần người lớn hướng dẫn những hoạt động có chủ đích . Tuy nhiên chúng hoạt động không như cách người lớn hoàn thành công việc của mình mà đơn giản chỉ là thích hoạt động mà thôi . Nhưng thông qua những hoạt động đó sẽ giúp trẻ đạt được mục tiêu quan trọng nhất : đó là tự mình phát triển bản thân đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần.
Còn tiếp
Bài viết liên quan
- Học tiếng Anh qua truyện - The sound of the Heart..!!
- Học tiếng Anh qua truyện - What do you want to do?
- Học tiếng Anh qua truyện - The Wild Swans
- ĐỒNG HÀNH CÙNG CON HỌC TIẾNG ANH TẠI NHÀ
- Đừng cố gắng ép trẻ học tiếng Anh. Hãy để tiếng Anh tự nhiên đến với trẻ
- Làm thế nào để Con say mê tiếng Anh?
- Tại sao bạn nên chọn Philippines là điểm đến du học hè 2018?
- Dạy bé học tiếng Anh qua bài hát có phải là sáng suốt?
- Bước khởi đầu tốt, sẽ tạo nền móng cho sự phát triển về sau
- Nên hay không cho trẻ em tham gia các khóa học tiếng anh hè?