Nhiều "chiêu" dạy tiếng anh cho con

Việc học ngoại ngữ làm cho các nếp gấp trên vỏ não ngày càng hằn sâu, giúp cho trí nhớ phát triển. Không những thế, về phương diện xã hội học, việc biết thêm một ngoại ngữ hoặc dạy Tiếng anh trẻ em từ sớm được ví như cộng thêm một cuộc sống, điều này giải thích một cách thuyết phục vì sao những người biết một hoặc nhiều ngoại ngữ lại có khả năng phán đoán tự nhiên và suy luận logic. Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục ngoại ngữ từ sớm,  ngay từ khi có bầu, Thoa đã cho con quen với phát âm tiếng Anh, gọi con là Bill, thay vì thằng Cò, cu Tý như ý định của mẹ chồng. Sau đó, Thoa tranh thủ dạy con những cụm từ quen thuộc bằng tiếng Anh thay cho tiếng mẹ đẻ; chẳng hạn, gọi "mẹ" là "mummy", gọi "bố" là "daddy" rồi "bye-bye" ....

Khi mới bắt đầu ta có rất nhiều cách để cho bé làm quen và tiếp xúc tiếng anh. 

Để con quen với phát âm tiếng Anh, ngay từ khi mới sinh, Thoa đã gọi con là Bill, thay vì thằng Cò, cu Tý như ý định của mẹ chồng. Sau đó, Thoa tranh thủ dạy con những cụm từ quen thuộc bằng tiếng Anh thay cho tiếng mẹ đẻ; chẳng hạn, gọi "mẹ" là "mummy", gọi "bố" là "daddy" rồi "bye-bye" (tạm biệt), "good night" (chúc ngủ ngon), "hello" (chào)... Nhờ thế, đến tuổi học nói, cu Bill nhà Thoa đã kịp "hấp thu" vài từ tiếng Anh ngọng nghịu.

Khi con nói sõi hơn, Thoa lại tranh thủ làm cô giáo dạy Anh văn cho con. Đến 3 tuổi, ngoài những từ thông thường, cu Bill còn biết hát bài "Happy birthday"; biết nói "bờ na nờ" (banana) khi mẹ giơ quả chuối, hỏi tiếng Anh là gì; biết nói "miu" chỉ "sữa"; biết đọc "oăn - tu - ti" (one - two - three)...

 

Cần tạo môi trường tiếng anh từ sớm cho bé

Phương (quận Phú Nhuận, TP HCM) cũng quyết định sẽ tự dạy tiếng Anh cho cô con gái 2 tuổi. Phương bắt đầu "giáo án" dạy con bằng những từ chỉ bộ phận trên người như mắt, mũi, miệng, tay, chân... Sau đấy, Phương đố con, chẳng hạn: "Đố con, ‘mắt' tiếng Anh là gì?" thì bé nhà Phương ngọng nghịu "ai" (eye) khiến mẹ mừng rơn.
Sau một thời gian thấy con gái tiếp thu nhanh, Phương chuyển sang "giáo trình" khó hơn để dạy con; ví dụ: một con mèo - a cat; 2 quả táo - two apple... Đến giờ, bé nhà Phương đã hơn 3 tuổi, có thể thuộc một số từ tiếng Anh đơn giản mà mẹ dạy khiến Phương rất mừng.

Nên chọn cách dạy con chuẩn

Khá nhiều bậc phụ huynh chú trọng tới việc dạy con học tiếng Anh ở độ tuổi mẫu giáo. Một số nghiên cứu khoa học cũng khẳng định, có thể cho bé tiếp xúc với ngoại ngữ ngay từ sớm (khoảng 18 tháng) để bé có thể ghi nhớ, học hỏi tốt nhất. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý cách dạy con học ngoại ngữ phải thật khoa học và chuẩn. Đừng nghĩ chỉ dạy kiểu tiếng Anh "bồi" cho con, có phát âm chưa chính xác cũng không sao vì quan trọng hơn cả là đó là giai đoạn "vàng" cho bé học ngôn ngữ và bạn đã nắm bắt đúng thời điểm.

Do đó, nếu muốn tự dạy ngoại ngữ cho con từ sớm, cha mẹ nên dành thời gian nghiên cứu "giáo trình" cẩn thận. Ở lứa tuổi của bé, tốt nhất là dạy con theo hình thức vui vẻ, vừa học vừa chơi; chẳng hạn, bật cho bé nghe những bài hát tiếng Anh ngắn, vui nhộn... Hoặc cha mẹ mua những bộ đĩa học tiếng Anh cho bé tại nhà. Qua đó, bé sẽ học được cách phát âm chuẩn, tránh được lỗi phát âm "bừa" mà nhiều phụ huynh hay mắc.