Các chuyên gia về tâm lý và giáo dục cho rằng, tốt nhất các ông bà bố mẹ nên bắt đầu cho bé làm quyen với ngoại ngữ hay dạy Tiếng anh cho trẻ em từ lứa tuổi mẫu giáo đó là điều kiện thuận lợi cho bé sau này trong phát triển phản xạ và khả năng phát âm, nếu bạn bỏ qua giai đoạn dễ tiếp thu ngôn ngữ này thì chính là một sự lãng phí chất xám rất lớn.
Quan điểm của ông Ibukai Masaru, một chuyên gia giáo dục người Nhật: “Đừng chỉ cho trẻ vui chơi mà quên mất đây cũng là thời kỳ quan trọng để trẻ có thể học tập và thông qua việc học tập để phát huy được hết khả năng và trí tuệ”. Vì vậy, bạn đừng đánh mất mùa hè của con bằng suy nghĩ “cho chơi thả cửa” mà hãy là những bậc phụ huynh hiểu biết để chọn cho con cách vừa học vừa chơi thú vị và bổ ích nhất.
Theo tạp chí Tư vấn Gia đình, Trẻ em được tiếp xúc với ngoại ngữ hay dạy Tiếng anh trẻ em từ độ tuổi mẫu giáo đến tiểu học có tỉ lệ thành công cao hơn khi học các môn khác. Các em phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn, nói và viết tiếng mẹ đẻ chuẩn hơn, và cũng dễ dàng tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
Tiến sĩ Phạm Đăng Bình (Khoa Ngôn ngữ và văn hoá Anh Mỹ - Đại học Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội) cho rằng “Chúng ta nên cho Trẻ em làm quen với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Ở những nơi có điều kiện nên cho Trẻ em học tiếng anh và dạy Tiếng anh trẻ em ngay từ các lớp mầm non (tức là từ 3 tuổi) thì càng tốt. Nếu chúng ta bỏ qua giai đoạn học ngoại ngữ dễ dàng nhất này của trẻ, thì đây sẽ là một sự lãng phí về nhân tài và chất xám rất lớn”.
Phương pháp Montessori trong dạy Tiếng anh trẻ em giúp bé được nghe, học và sử dụng từ vựng cụ thể trong tất cả các hoạt động tại lớp giúp phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng và lưu loát.
Dạy và học tiếng Anh có vị trí vô cùng quan trọng, nhất là việc dạy và học Tiếng Anh cho trẻ em. Có 6 nguyên tắc vàng trong dạy tiếng Anh thiếu nhi để việc dạy và học có hiệu quả.