Mầm non giai đoạn phát triển trí thông minh ngôn ngữ

Các chuyên gia về tâm lý và giáo dục cho rằng, tốt nhất các ông bà bố mẹ nên bắt đầu cho bé làm quyen với ngoại ngữ hay dạy Tiếng anh cho trẻ em từ lứa tuổi mẫu giáo đó là điều kiện thuận lợi cho bé sau này trong phát triển phản xạ và khả năng phát âm, nếu bạn bỏ qua giai đoạn dễ tiếp thu ngôn ngữ này thì chính là một sự lãng phí chất xám rất lớn. 

Trẻ khi mới sinh ra đều có khả năng tiếp thu như nhau đối với mọi ngôn ngữ. Càng được tiếp xúc với môi trường giao tiếp bằng lời nói của người lớn, bé càng sớm phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Trẻ em trong giai đoạn từ sơ sinh đến 0 tuổi còn có một khả năng đặc biệt để nhận biết và ghi nhớ các đặc điểm ngữ pháp và cấu trúc xây dựng câu mà những người lớn khi học một thứ ngôn ngữ mới không thể nào có được

 

mam-non-giai-doan-phat-trien-tri-thong-minh-ngon-ngu

 

Sau đây là những lời khuyên giúp bạn định hướng và phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ.

- Bắt đầu đọc sách cho bé nghe ngay từ những tháng đầu sau khi bé chào đời.

- Chỉ cho bé thấy và gọi tên những đồ vật xung quanh.

- Cho bé học một ngoại ngữ từ khi còn bé.

 Một nghiên cứu thực tế cho thấy: khi một em bé mẫu giáo được bố mẹ cho học ngoại ngữ, bé sẽ thấy đó là một trò chơi thú vị. Còn khi đã vào trường tiểu học, bé bắt đầu coi học ngoại ngữ là một nhiệm vụ và rất có thể không thích như vậy, hãy cùng với trẻ, đưa trẻ vào môi trường giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh. Các bé sẽ không học một cách thụ động (cha mẹ đưa từ mới và giải nghĩa) mà chủ động tiếp nhận tiếng Anh thông qua trò chơi, bài hát, phim hoạt hình và các sinh hoạt hàng ngày. Trẻ sẽ học bằng chính khả năng của bản thân, từ đó hình thành phương pháp tiếp thu phù hợp và phát âm chuẩn. Trong việc học tiếng Anh, điều quan trọng không phải là năng khiếu mà là luyện tập thường xuyên, đặc biệt là kỹ năng nghe. Cha mẹ hãy sát cánh bên con trong quá trình con nghe và cảm nhận tiếng Anh, dù ở dạng tin tức, hay phim ảnh, bài hát đều có kết quả tốt hơn nhiều.